HƯỞNG ỨNG NGÀY SÁCH VÀ VĂN HÓA ĐỌC VIỆT NAM NĂM 2024

icon calc 16/09/2024 - 14:44
icon calc 40 lượt xem
A
A +
A -

Thông điệp: “Sách hay cần bạn đọc”, “Sách quý tặng bạn”, “Tặng sách hay - Mua sách thật”, “Sách hay: Mắt đọc - Tai nghe”

* Nguồn gốc, ý nghĩa Ngày Sách và Văn hóa đọc

Sách là giá trị tinh thần vô cùng quan trọng trong đời sống của con người, là kho tàng tri thức vô tận và là ánh sáng dẫn bước đi đến tương lai. Sách được coi là chiếc chìa khóa vạn năng,  mở ra lâu đài trí tuệ và tâm hồn con người. Sách vừa là bạn vừa là người thầy siêu việt, thắp sáng trong ta nguồn tri thức vô tận, dạy chúng ta biết sống, biết suy nghĩ, chia sẻ và biết hy sinh. Sách còn là người bạn tâm giao chia sẻ mọi nỗi vui, buồn sâu kín của mỗi con người và đọc sách từ lâu đã trở thành một nhu cầu cần thiết của xã hội loài người trên thế giới.

“Sách là nguồn của cải quý báu của thế giới và là di sản xứng đáng của các thế hệ và các quốc gia” (Henry David Thoreau).

Lịch sử của “Ngày hội đọc sách” được ra đời từ hơn 80 năm trước ở Tây Ban Nha, vào ngày lễ Thánh Giooc-giơ 23/4, người ta yêu mến tặng nhau những cuốn sách kèm theo những đóa hoa hồng và bất cứ ai mua sách sẽ được tặng kèm theo một bông hồng đẹp. Sau đó hoạt động văn hóa có ý nghĩa này lan rộng ra nhiều nước ở châu Âu, châu Mỹ, châu Á, châu Phi dưới nhiều hình. Từ năm 1995, tổ chức UNESCO đã chính thức chọn ngày 23 tháng 4 hằng năm là Ngày Sách và Bản quyền thế giới .

Ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký quyết định lấy ngày 21/4 hằng năm là ngày Sách Việt Nam nhằm khuyến khích tinh thần đọc sách và nâng cao tầm nhận thức của người dân về tầm quan trọng của việc đọc sách.

Nhằm đưa văn hóa đọc phát triển lên một tầm cao mới, ngày 4/11/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 1862/QĐ-TTg, lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam.

Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam ra đời đã khẳng định vai trò và tầm quan trọng của sách đối với việc nâng cao kiến thức, kỹ năng, phát triển tư duy, giáo dục và rèn luyện nhân cách con người; góp phần xây dựng đời sống văn hóa tinh thần, phát huy những giá trị đạo đức, truyền thống hiếu học của dân tộc. Đây cũng là dịp để tôn vinh giá trị của sách, khẳng định vị trí, vai trò và tầm quan trọng của sách trong đời sống xã hội; tôn vinh người đọc và những người tham gia sưu tầm, sáng tác, xuất bản, in, phát hành, lưu giữ sách. Đồng thời, nó còn góp phần quan trọng trong việc xây dựng và phát triển văn hóa đọc ở Việt Nam.

Việc lấy ngày 21/4 là Ngày Sách Việt Nam có ý nghĩa rất quan trọng. Đây là thời điểm ra mắt cuốn sách đầu tiên của Việt Nam là cuốn “Đường Kách mệnh” của Chủ tịch Hồ Chí Minh – tác phẩm đầu tiên bằng tiếng Việt được in bởi những người thợ in Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh là một tác giả lớn, một Danh nhân văn hóa, các tác phẩm của Người có giá trị không chỉ đối với người dân Việt Nam mà còn được bạn bè quốc tế đón nhận. Việc chọn Ngày Sách Việt Nam gắn với một tác phẩm nổi tiếng của Người sẽ có ý nghĩa văn hóa sâu sắc. Bên cạnh đó, tháng 4 còn là thời điểm diễn ra Ngày Sách và Bản quyền Thế giới (23/4), nhằm tôn vinh văn hóa đọc, khuyến khích mọi người dân thế giới khám phá niềm yêu thích đọc sách. Việc tổ chức Ngày Sách Việt Nam vào dịp này thể hiện sự hội nhập của văn hóa đọc Việt Nam với văn hóa nhân loại.

* Chủ đề Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024

Năm 2024, Thông điệp Bộ Thông tin và Truyền thông đưa ra cho Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam là Thông điệp của Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ ba năm 2024 gồm “Sách hay cần bạn đọc”, “Sách quý tặng bạn”, “Tặng sách hay – Mua sách thật”, “Sách hay: Mắt đọc – Tai nghe”.

 Các hoạt động Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam được tổ chức bảo đảm đúng mục đích, yêu cầu tại Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam.

- Việc tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam đảm bảo thiết thực, hiệu quả nhằm phát huy sức mạnh, sự hưởng ứng tích cực của cộng đồng, các cơ quan, tổ chức xã hội tham gia vào việc xây dựng và phát triển văn hóa đọc.

Theo đó, Bộ Thông tin và Truyền thông yêu cầu việc tổ chức các hoạt động của Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam phải gắn với việc triển khai thực hiện nhiệm vụ chính trị và các ngày lễ lớn trong năm 2024 của đất nước; cần đẩy mạnh công tác truyền thông, quảng bá về sách, lan tỏa sâu rộng giá trị của sách, của văn hóa đọc trong cộng đồng. Bên cạnh đó, huy động nguồn lực xã hội để tổ chức các hoạt động của Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam theo hướng đa dạng, phong phú, kết hợp các hoạt động truyền thống và phương thức tổ chức hiện đại theo xu thế phát triển của các nền tảng công nghệ, chuyển đổi số như: Hội sách trực tiếp; Hội sách trực tuyến trên các nền tảng công nghệ; Hội sách trực tiếp kết hợp với trực tuyến….

- Tổ chức tuần lễ sách, hội sách, treo băng rôn chào mừng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ ba năm 2024 tại trụ sở nhà xuất bản và các nhà sách, trung tâm phát hành, cơ sở in, thư viện.

- Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về sách gắn với công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học, sinh hoạt văn hóa của cơ quan, đơn vị.

- Tổ chức đường sách/phố sách với không gian giới thiệu sách của các nhà xuất bản, đơn vị phát hành; các hoạt động giao lưu, tọa đàm giữa các nhà văn hóa, nhà khoa học, nhà văn, nhà thơ với công chúng; ký tặng sách; hiến tặng sách …

- Tổ chức Triển lãm/Hội sách.

 - Các hoạt động khác gắn với sách, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và tình hình thực tiễn tại các cơ quan, tổ chức và địa phương.

* Các hoạt động hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam 2024 tại Trường CĐ Văn hóa Nghệ thuật Đà Nẵng.

Triển khai Quyết định số 1862/QĐ-TTg ngày 04 tháng 11 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam; Kế hoạch số 775/KH- BTTTT ngày 07/03/2024 của Bộ Thông tin và Truyền thông về tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3 năm 2024 trên toàn quốc.

Kế hoạch số 252/KH-TCĐVHNT ngày 27/03/2024 của Trường cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Đà Nẵng về tổ chức Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024

Khoa Đại cương và Nghiệp vụ văn hóa đã triển khai các hoạt động hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam 2024, cụ thể:

- Tuyên truyền, giới thiệu sách sách hay, sách mới xuất bản tại địa phương;

- Phát động chương trình trao tặng sách “ Góp một cuốn sách nhỏ – Đọc ngàn cuốn sách hay”

- Xây dựng tủ sách tự phục vụ tại tiền sảnh Cơ sở 1 của trường trên cơ sở nguồn sách, báo được biếu, tặng từ CB – GV, HSSV của nhà trường.

- Trưng bày sách, phát động phòng trào đọc sách tại thư viện của Trường.

Tin, Ảnh: Nguyễn Thị Thanh Tin

Bình luận Facebook
bg footer left
TRƯỜNG CAO ĐẲNG VĂN HÓA NGHỆ THUẬT ĐÀ NẴNG
DA NANG COLLEGE OF CULTRURE AND ARTS
Địa chỉ: 130 Lê Quang Đạo, phường Mỹ An, quận Ngũ Hành Sơn, Tp Đà Nẵng
Điện thoại: 0236 2248132
ĐĂNG KÝ VỚI CHÚNG TÔI